Giỏ hàng
Tập 4: Trần nhà xưởng - CHIA SẺ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TRUNG TÂM CHĂM SÓC XE

Tập 4: Trần nhà xưởng - CHIA SẺ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TRUNG TÂM CHĂM SÓC XE

Đăng bởi: Nguyễn Thu Phương   |   17/08/2023

Đa số các trung tâm chăm sóc xe hiện nay đều được xây dựng theo kiểu nhà xưởng, phần mái lợp bằng mái tôn nên bên trong phần trần là các khung, kèo sắt nhìn rất mất mỹ quan và không đồng nhất. Vậy có những phương án nào để các bạn có thể tham khảo làm phần trần cho trung tâm chăm sóc xe của bạn vừa nâng cao được độ thẩm mỹ vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư làm trần?

Hôm nay DC Auto sẽ chia sẻ tới bạn một bài viết ngắn ở tập 4 viết về các phương án làm trần nhà xưởng trong series chia sẻ kinh nghiệp xây dựng trung tâm chăm sóc xe. Mong bài viết chia sẻ này có thể cung cấp thêm nguồn thông tin cho các bạn đang có nhu cầu xây dựng trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp tham khảo.

Các phương án làm trần nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay

Qua việc thực chiến xây dựng và setup Trung tâm chăm sóc xe DC Auto Detailing và kinh nghiệm thực chiến setup, tư vấn, đi lắp đặt rất nhiều các nhà xưởng, trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp trên mọi miền tổ quốc. DC Auto thấy hiện nay phần trần nhà xưởng, tuỳ vào không gian, diện tích và kiểu nhà xưởng, thì trần nhà xưởng được làm chủ yếu là trần thạch cao, trần nhựa hoặc căng lưới đen.

Cùng DC Auto đi phân tích ưu nhược điểm từng loại trần, phương án làm trần và giá thành hiện nay như thế nào nhé.

Ưu nhược điểm và giá thành tham khảo cho từng phương án làm trần theo đơn giá hiện hành

Trần thạch cao

Đầu tiên là phương án làm trần bằng thạch cao. Với phương án làm trần này thì thường các trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp có diện tích mặt tiền 6-8m, kiểu nhà ống, những trung tâm độ xe với quy mô nhỏ có thể thi công được từ 2-4 xe hay triển khai. Nếu để nguyên phần trần gạch hoặc phần mái thì trông rất rối mắt, ánh sáng từ đèn phân bổ xuống bị phân tán. Vì thế việc làm trần thạch cao để đảm bảo không gian trung tâm, nhà xưởng trông nhỏ gọn và đẹp hơn rất nhiều.

Ưu điểm của phương án làm trần thạch cao chính là trần thạch cao rất đa dạng mẫu mã, có thể phối màu và tạo các đường nét hoa văn theo ý thích của người dùng nên phần trần trông sang và đẹp hơn, nhìn gọn gàng, chuyên nghiệp và sạch sẽ hơn. Phù hợp với các trung tâm chăm sóc có diện tích nhỏ, hoặc các phòng phủ ceramic, phòng độ xe, dán phim,...

Còn nhược điểm của phương án làm trần thạch cao chính là giá thành hơi cao, không phù hợp với những diện tích nhà xưởng lớn, cần độ thoáng và quá nhiều chi tiết thi công bắn hàn trên trần. Thêm nữa là không tái sử dụng được lại trần thạch cao khi chuyển địa điểm nhà xưởng. Đặc biệt là không phù hợp ở khu vực rửa xe, sẽ làm hơi nước bốc lên, dễ làm ẩm mốc phần trần thạch cao sau một thời gian sử dụng.

Đơn giá thi công cho phương án làm trần thạch cao có giá dao động từ 150 000 đồng/m² - 190 000 đồng/m² tuỳ vào chất liệu và vùng miền thi công.

Trần nhựa

Phương án làm trần nhựa ghép tấm cũng là một trong những phương án làm trần không tồi. So với giá làm trần thạch cao thì cũng không rẻ hơn là bao, thậm chí ở một số vật liệu nhựa cao cấp còn đắt hơn làm trần thạch cao nhưng tính ứng dụng và phù hợp cho tất cả các diện tích của nhà xưởng, trung tâm chăm sóc xe từ lớn đến nhỏ đều được.

Ưu điểm của phương án làm trần nhựa chính là khả năng chống nóng tối ưu, có thể ngăn được khoảng 95% - 97% bức xạ nhiệt ở ngoài trời, từ đó hạn chế và ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt. Không bị ẩm mốc hay mối mọt trong thời gian sử dụng, khả năng chịu nước và chống cháy cao. Đặc biệt trần nhựa cũng có khả năng chống ồn và cách âm tốt. Ngoài ra trần nhựa còn dễ vệ sinh, dễ thay thế, dễ thi công sửa chữa. Trần nhựa còn có thể tái sử dụng, phù hợp cho các bạn đi thuê nhà xưởng. 

Nhược điểm của trần nhựa chính là không thể phối được các màu sắc theo mong muốn, thay vào đó chỉ có thể chọn được những màu nhựa có sẵn và không trang trí được hiệu ứng đèn chìm, hay hoa văn như trần thạch cao. Giá thành cũng khá cao.

Đơn giá thi công làm trần nhựa đối với các dòng trần nhựa bình thường cũng dao động từ 100 000 đồng/m² đến 160 000 đồng/m² tuỳ theo chất liệu và vùng miền.

Căng lưới đen

Đây có lẽ là phương án ít được các bạn biết đến và thi công. Thường căng lưới đen chỉ được sử dụng ở các diện tích bên ngoài trời, các chỗ để xe, sân vườn, nhà vườn trồng rau,... để hạn chế nắng mưa hay lá cây rụng. DC Auto đã thử và triển khai căng lưới đen cho phần trần ở khu vực rửa xe. Loại lưới đen che lan này nhìn gần thì bề mặt rất thoáng, nhưng nếu bắn lên cao thì độ che phủ lại cực kỳ tốt, gần như không thấy những mối hàn, đường dây điện, dây nước chạy loằng ngoằng trên mái, giúp xưởng trông đồng nhất và nổi bật hơn rất nhiều.

Các bạn có thể bắn trực tiếp vào phần xà, phần xương sắt trên phần trần hoặc có thể hạ độ cao phần lưới căng xuống bằng cách dùng dây tăng, tăng lên và dùng dây thít để cố định lại.

Ưu điểm của căng lưới che làn đó chính là giá thành rẻ, có thể mua về tự thi công, không mất thêm các chi phí nhân công, cột kèo.

Còn về nhược điểm thì lưới che lan sẽ không được đẹp và thẩm mỹ như làm trần thạch cao hay trần nhựa. Và lưới chỉ có khổ 1m -1.5m ngang nên để dàn ra xưởng cũng mất công phải căng nhiều tấm. 

Đơn giá thi công khoảng 30 000 đồng/m² rất rẻ.

Tuy vậy, nhưng đây cũng là một phương án làm trần khá hay và tiết kiệm khá nhiều chi phí. Các bạn vẫn có thể thi công lắp dàn đèn tổ ong như bình thường.

Còn rất nhiều các phương án làm trần và chất liệu khác nữa. Nhưng đây là 3 phương án phổ biến được sử dụng rỗng rãi hiện nay. 

Xem thêm: Tập 3: Xây phòng, gác xép - CHIA SẺ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TRUNG TÂM CHĂM SÓC XE

Cảm ơn các bạn đã theo dõi DC Auto! Mong rằng bài viết chia sẻ ngắn này sẽ hữu ích với các bạn. Nếu các bạn có nhu cầu setup, mở rộng trung tâm chăm sóc xe thì hãy liên hệ ngay cho DC theo số hotline 0963512338 để được tư vấn vào báo giá tốt nhất nhé.

VIẾT BÌNH LUẬN:
0963512338