-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
So sánh tác dụng và cách sử dụng máy đánh bóng
Đăng bởi: Nguyễn Thu Hà |
19/11/2023
Máy đánh bóng là thiết bị chuyên dùng để xử lý bề mặt vật liệu, giúp loại bỏ các chi tiết thừa, vết xước,… để cho ra bề mặt sơn đẹp mắt, hoàn mỹ nhất. Cùng DC Auto tìm hiểu rõ hơn về các loại máy đánh bóng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đánh bóng nhé!
Cấu tạo máy đánh bóng
Máy đánh bóng có nhiều loại với cấu tạo đặc trưng bao gồm đầu đánh bóng với các sợi lông mịn (phớt), động cơ máy, tay cầm bằng nhựa cùng hệ thống công tắc giúp điều chỉnh chế độ làm việc khác nhau của máy.
Các loại máy đánh bóng
Máy đánh bóng đồng tâm – Rotary Polisher
Ưu điểm của loại máy này là công suất máy mạnh, cung cấp khả năng cắt và xóa xước tốt, thời gian thi công nhanh do đế pad được dẫn động trực tiếp bởi motor, kỹ thuật hiệu chỉnh khó nhất trong tất cả các loại máy. Chính vì công suất mạnh khiến độ hoàn thiện bề mặt không cao, sau khi đánh máy Rotary sẽ để lại các vết xước quầng Hologram. Do đó, thông thường phải thêm một bước hiệu chỉnh cuối với máy đánh bóng lệch tâm – Dual Action (DA) mới có độ hoàn thiện tốt. Bên cạnh đó là rủi ro gây ra lỗi như bào mòn hết lớp sơn bóng hay sinh nhiệt cao gây quá nhiệt, cháy sơn, đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm.
Máy đánh bóng lệch tâm – Dual Action (DA) Polisher
Máy có 02 sự chuyển động cùng lúc, 01 là chuyển động lắc của đế gắn pad được dẫn động trực tiếp bởi motor qua hệ thống truyền động đặc biệt, 02 là chuyển động quay tự do của đế gắn pad lợi dụng quán tính từ chuyển động lắc tạo ra từ Motor máy. Như vậy, loại máy này trở nên an toàn hơn khi hiệu chỉnh sơn vì chỉ cần bạn tì lực mạnh xuống, hay đánh vào các cạnh, gờ trên bề mặt là máy sẽ không quay, tránh hiện tượng quá nhiệt, hay bào mòn hết sơn. Nhờ công suất máy không quá cao, máy đánh bóng quỹ đạo cung cấp khả năng hoàn thiện bề mặt cao nhất trong tất cả các loại máy.
Tuy nhiên, được cái này phải mất cái kia, loại máy này lại không làm được những điều mà máy đánh bóng đồng tâm có thể đó là khả năng xóa lỗi. Do công suất yếu hơn nên máy có khả năng xóa xước, xóa lỗi không cao, dẫn đến thời gian hiệu chỉnh lâu hơn. Đây là lý do vì sao các trung tâm dịch vụ chăm sóc xe ô tô hiện nay ít sử dụng loại máy này cho toàn bộ công việc hiệu chỉnh bề mặt sơn.
Máy đánh bóng quỹ đạo cưỡng bức – Forced Rotation Dual Action Polisher
Đây là loại máy đánh bóng sơn xe ô tô thế hệ mới nhất được phát triển để kế thừa tinh túy cũng như hạn chế nhược điểm từ 02 đàn anh là máy Rotary và máy DA.
Tương tự như máy DA, đế gắn pad của máy có 02 chuyển động cùng lúc đó là chuyển động lắc và chuyển động quay. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây chính là 02 chuyển động này đều được dẫn động trực tiếp bởi Motor tương tự như máy Rotary. Điều này cung cấp cho chiếc máy khả năng hoàn thiện tốt hơn máy Rotary, khả năng xóa lỗi, cắt xước tốt hơn máy DA, từ đó giảm thiểu thời gian thi công cũng như giảm rủi ro gây ra lỗi.
Tổng kết lại, chúng ta có thể hình dung so sánh 3 loại máy trên bằng thang điểm dưới đây
03/02/2024
QUY TRÌNH DÁN PHIM CÁCH NHIỆT
08/01/2024
Tất tần tật về PHIM CÁCH NHIỆT
08/01/2024