Giỏ hàng
Bề mặt sơn ô tô và các vấn đề cơ bản

Bề mặt sơn ô tô và các vấn đề cơ bản

Đăng bởi: Nguyễn Thu Hà   |   19/11/2023

Cấu tạo bề mặt sơn ô tô

Ô tô thông thường có 4 lớp sơn, tính từ bề mặt kim loại ra ngoài lần lượt là: sơn điện ly ED (Electrocoat), sơn lót (primer), sơn màu (basecoat) và cuối cùng là lớp bóng (clearcoat) để bảo vệ.

1. Sơn điện ly (Electrocoat):

Về cơ bản, lớp sơn điện ly là lớp sơn vững chắc, bền bỉ và phủ lên mọi ngóc ngách của bền mặt khung vỏ, giúp bảo vể bề mặt kim loại khỏi những tác nhân hóa học ăn mòn.

2. Sơn lót (Primer):

Sau khi được phủ lớp sơn điện ly, bề mặt sau khung vỏ có thể có những khuyết điểm và không đồng đều bề mặt. Lớp sơn lót giúp che phủ khuyết điểm đó, làm bằng mặt phẳng sơn điện ly giúp bám các lớp sơn sau tốt hơn và bề mặt vỏ được mịn màng hơn.

Nguyên nhân thứ 2 cần có sơn lót là ở lớp sơn tiếp theo có những mảnh ngọc trai, mảnh kim loại, có thể làm ảnh hưởng tới lớp sơn ED và bề mặt kim loại. Sơn lót có kết cấu đàn hồi hấp thu lực tác động, ngăn không cho các phoi kim loại, ngọc trai đâm thủng và ảnh hưởng tới lớp sơn ED và bề mặt kim loại.

3. Sơn màu (basecoat):

Đây là lớp sơn tạo nên màu sắc cho những chiếc xe. Những hoa văn đặc thương hiệu hay những kiểu sơn classic đều từ lớp sơn này mà ra. Để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, lớp sơn này có những tính chất như có độ bóng nhất định, tương phản với ánh sáng và chịu được nhiệt độ khi xe để ngoài trời nắng.

Khi cần những lấp lánh hay tương phản đặc biệt, người ta trộn thêm phôi ngọc trai, mảnh kim loại và thuốc màu trộn cùng sơn này theo tỷ lệ nhất định của từng hãng rồi phun lên bề mặt khung vỏ.

4. Sơn bóng (clearcoat):

Đây là lớp sơn ngoài cũng trên khung vỏ ô tô. Lớp sơn bóng có tác dụng ngăn ngừa sự oxy hóa của môi trường lên các lớp sơn phía trong, ngăn ngừa ảnh hưởng của tia cực tím làm hỏng lớp sơn màu và cuối cùng là làm tăng độ bóng cho ô tô.

Các vấn đề thường gặp trên bề mặt sơn

Iron sắt

Khi di chuyển trên đường, mạt sắt sẽ bị bay, bị văng vào bề mặt sơn và nằm trên đó. Quá trình rửa xe, lau bọt, những vết mạt sắt siêu nhỏ này sẽ tạo ra các vết xước xoáy trên bề mặt sơn. Từ đó xe sẽ bị ố xỉn màu, thậm chí là han rỉ khi gặp nước mưa.

Quá trình loại bỏ iron sắt nên được thực hiện trước bước đánh bóng hiệu chỉnh sơn hoặc định kỳ 6 tháng 1 lần.

Nhựa đường

Khi xe di chuyển qua những khu vực đường xá, hạ tầng đang xây dựng rất dễ dính nhựa đường. Vết nhựa đường cần được tẩy bằng dung môi chuyên dụng để loại bỏ mà vẫn giữ được nguyên lớp sơn bóng của xe.

Tránh sử dụng các hóa chất không được kiểm định, việc xử lý nhựa đường sẽ gây hại đến bề mặt lớp sơn (mất độ bóng, mất màu)

Băng keo

Băng keo sẽ hay gặp trên xe cưới, khi gỡ hoa xuống, cần đưa xe ra tiệm để xử lý tẩy băng keo. Băng keo bám bẩn bám bụi ảnh hưởng đến thẩm mỹ của xe

Phân chim, nhựa cây

Đỗ xe dưới gốc cây dễ gặp hiện tượng xe có những vết đốm mà rửa xe không thể sạch được. Vết phân chim dễ nhận thấy hơn. Điểm chung của vấn đề này là trong phân chim và nhựa cây đều có axit, nếu không xử lý để lâu sẽ ăn vào bề mặt lớp sơn, không tẩy được nữa, mà bắt buộc phải hiệu chỉnh sơn lại.

Xác côn trùng

Trong xác côn trùng có chứa chất axit, cũng tương tự nhựa cây, nếu không rửa xe luôn và dùng dung dịch tẩy sạch, sẽ ăn sâu vào lớp sơn và phải hiệu chỉnh lại.

Bụi sơn ô tô

Xe đỗ gần các khu vực đang xây dựng sẽ dễ gặp bụi sơn trong không khí bám vào sơn và kính, bụi sơn vừa gây mất thẩm mỹ vừa giảm tầm nhìn của xe.

Đốm nước

Đây là hiện tượng gây ra do mưa xong không rửa xe, rửa xe không lau khô, để lại các vệt nước gặp nắng sẽ thành cặn canxi. Hiện tượng đốm nước nhẹ có thể tẩy được bằng hóa chất. Còn khi bị nặng sẽ phải đánh bóng hiệu chỉnh sơn lại.

Mời các bạn xem thêm video dưới đây và đóng góp nhiều hơn cho DC AUTO nhé!

VIẾT BÌNH LUẬN:
0963512338